Blog

Đào tạo inhouse  là hình thức đào tạo được xây dựng từ chính những yêu cầu của doanh nghiệp. Các chương trình này được tổ chức tại doanh nghiệp với nhiều hình thức để hỗ trợ nhân viên đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu của công việc.  Những lợi ích của đào tạo in-house đối với doanh nghiệp là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cần biết. Một chương trình đào tạo in-house chất lượng sẽ là công cụ không thể thiếu trong chiến lược phát triển lâu dài đối với mỗi doanh nghiệp. Tại sao cần có những khóa đào tạo in-house? Yêu cầu công việc luôn đòi hỏi nhân viên cần phải nắm chắc những kỹ năng. Thêm vào dó, việc áp dụng những kiến thức, kỹ năng chuyên môn mới sẽ là yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả công việc của mỗi nhân viên. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có chương trình đào tạo in-house chuyên nghiệp, đáp ứng được tình hình thực tế của doanh nghiệp. Để triển khai các chương trình đào tạo một cách tối ưu và hiệu quả, không làm mất thời gian cũng như chi phí và nguồn lực của doanh nghiệp, nên triển khai với 5 bước như sau: Tư vấn, thiết lập mục tiêu đào tạo chung, phù hợp với nhu cầu và đặc thù doanh nghiệp Phân tích đặc điểm, các nguồn lực của doanh nghiệp dựa trên nhu cầu để thiết lập những bài giảng hiệu quả và kinh tế nhất dành cho doanh nghiệp Thiết kế bài giảng khoa học và tối ưu, phù hợp với đặc thù nhóm đào tạo, kết hợp giữa giáo dục truyền thống và công nghệ hiện đại để học viên có thể tiếp thu bài giảng một cách nhanh chóng và dễ hiểu nhất Triển khai chương trình đào tạo, không ngừng tiếp thu phản hồi của học viên để khóa học diễn ra thành công nhất Đánh giá sau đào tạo, giúp doanh nghiệp có thêm cơ sở để phát huy tối đa điểm mạnh cũng như giảm thiểu những điểm yếu của học viên LỢI ÍCH CỦA ĐÀO TẠO INHOUSE Kiến thức bài bản, thực tiễn, có thể ứng dụng ngay vào nội bộ doanh nghiệp và thấy được kết quả Chương trình học thiết kế phù hợp mục tiêu và đặc thù riêng của doanh nghiệp Tối ưu chi phí Tiết kiệm thời gian, không mất công di chuyển Phương pháp giảng dạy: Với trải nghiệm thực hành thực tế các công việc, các kỹ xử lý tình huống cụ thể trong từng công việc của từng vị trí công việc. Lên khung chương trình giảng dạy áp dụng phù hợp với công việc của các cấp quản lý, nhân viên, bộ phận riêng. Tổ chức giảng dạy theo kế hoạch tại doanh nghiệp.
Cân bằng giữa công nghệ và sự cá nhân hóa đóng vai trò quan trọng trong việc tuyển người tài   Theo khảo sát mới nhất của ManpowerGroup Solutions “ Trượt phải: Xu hướng ứng dụng công nghệ của ứng viên khi tìm việc ”, công nghệ kết hợp với phương pháp tiếp cận cá nhân hóa là ưu tiên hàng đầu đối với người tìm việc hiện nay.     Được thực hiện trên 14.000 người từ 18 đến 65 tuổi tại 19 quốc gia về khuynh hướng ứng tuyển, khảo sát đã giới thiệu những phương pháp thực tiễn nhằm giúp nhà tuyển dụng thu hút và giữ chân ứng viên có kỹ năng phù hợp trong kỷ nguyên số hóa ngày nay. Theo khảo sát trên, có đến 52% ứng viên trên toàn cầu mong muốn sử dụng ứng dụng di động (apps) để tìm việc. Yếu tố thuận tiện đóng vai trò quan trọng vì ứng viên muốn tìm việc dù họ ở bất cứ nơi đâu, ngay tại trạm xe buýt, trong quán cà phê hay trên phố chứ không bắt buộc phải sở hữu một chiếc máy tính. Tuy nhiên, tỷ lệ người thích sử dụng và người thực sự sử dụng nền tảng di động để ứng tuyển có khoảng cách khá lớn: 52% ứng viên toàn cầu tỏ ra thích ứng tuyển trực tuyến, trong khi chỉ có 9% đã thực sự có trải nghiệm này. Có một sự thật đáng lưu ý là việc ứng dụng công nghệ trong tuyển dụng đã lạc hậu nhiều so với công nghệ tiếp thị khách hàng. Thậm chí một số nhà tuyển dụng còn tụt hậu ngay từ bước đầu tiên, đó là xây dựng được một trang web có giao diện thích hợp với nền tảng di động.     Nghiên cứu của ManpowerGroup cũng cho thấy có đến 64% người thuộc thế hệ Y (từ 18-34 tuổi) hào hứng với việc ứng tuyển trên nền tảng di động. Ngoài ra, các ứng viên thích dùng smartphone để ứng tuyển là những người độc lập, sẵn sàng di trú đến một thành phố khác (30%) hoặc quốc gia khác (31%). Họ còn là những người lệ thuộc vào công nghệ để tìm hiểu thông tin về thương hiệu của các công ty, có khoảng 15% số người ứng tuyển trên di động thích tham khảo ý kiến đánh giá của các trang mạng xã hội về công ty họ tìm kiếm. Tại VN, số người sử dụng điện thoại thông minh hiện nay đã lên đến 84% tổng dân số nhưng phần đông người dùng chủ yếu dùng máy để giải trí và giao tiếp xã hội. Có đến 22,5 triệu người tại các khu vực ngoại thành sử dụng ứng dụng Facebook trên điện thoại và 23,5 triệu người sử dụng ứng dụng này trong khu vực nội thành. Như vậy, hầu hết các doanh nghiệp tại VN chưa tận dụng được nền tảng công nghệ để thu hút các ứng viên, nhất là lực lượng lao động phổ thông vì không phải công nhân nào cũng có laptop hoặc máy tính để bàn nhưng vẫn sở hữu được chiếc điện thoại thông minh. Nghiên cứu nói trên chia sẻ các gợi ý thực tiễn để các doanh nghiệp áp dụng, bao gồm: (1) Cần thông minh khi dùng điện thoại smartphone; (2) Thoát ra khỏi các ứng dụng và nền tảng nhân sự truyền thống và (3) Các chương trình trả lời tự động (chatbot) có thể là một lựa chọn cần thiết, nhưng cần công khai rằng đó chính là robot.     Hoàng Khải
Email Marketing là hình thức marketing trực tiếp sử dụng thư điện tử (email) làm phương tiện truyền tải thông tin đến khách hàng tiềm năng hoặc để chăm sóc khách hàng hiện tại. Một số đặc điểm của Email Marketing: Truyền tải thông điệp đến khách hàng mục tiêu nhanh chóng với chi phí thấp hơn nhiều so với các công cụ khác. Thống kê chi tiết: Thời gian bắt đầu và kết thúc, tổng số email được gửi đi, tỷ lệ người mở email, tỷ lệ người nhấp chuột (click) vào đường dẫn (link) trong nội dung email, tỷ lệ người chuyển tiếp (forward) nội dung email cho người khác, thời gian mở email nhiều nhất, tỷ lệ huỷ/ đăng ký nhận email (unsubscribe), tỷ lệ email bị từ chối (bounced rate) Có thể chủ động đặt lịch hẹn ngày giờ gửi thư, nội dung email có thể được cá nhân hoá Có thể thiết lập các kịch bản auto-trigger để tự động kích hoạt các chiến dịch tiếp theo. Ví dụ tự động gửi SMS hoặc 1 email nội dung B sau X ngày sau khi khách hàng đã mở email nội dung A… Ưu điểm của   dịch   vụ  Email Marketing do   VietGuys cung cấp : Miễn phí một số mẫu thiết kế email Miễn phí kiểm tra địa chỉ email trước mỗi chiến dịch, nhằm loại bỏ email “chết” ra khỏi danh sách, tăng tỷ lệ mở email Tư vấn và cung cấp miễn phí công cụ giúp tối ưu hoá tỉ lệ mở cho từng chiến dịch Hỗ trợ thiết kế mẫu email marketing chuẩn Hỗ trợ kết nối SMTP Hỗ trợ tích hợp công cụ Google Analytics để theo dõi hiệu quả của từng chiến dịch
  Thống đốc Lê Minh Hưng hi vọng những giải pháp mở rộng tín dụng của ngành ngân hàng và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị sẽ giúp người dân hiểu, nhận diện và dần bài trừ nạn tín dụng đen.   Tại Hội nghị triển khai các giải pháp mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất và tiêu dùng nhằm hạn chế tín dụng đen, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Lê Minh Hưng cho biết, ngành Ngân hàng sẵn sàng vào cuộc cùng với các cơ quan, bộ ngành, chính quyền địa phương nhằm ngăn chặn, đẩy lùi nạn tín dụng đen. Theo đó, ngành ngân hàng đã đi khảo sát, nghe ý kiến của các địa phương và các bộ ngành, đồng thời có nhiều cuộc họp của NHNN với các đơn vị chức năng về vấn đề này. Trên cơ sở đó, NHNN đưa ra một số giải pháp trọng tâm trong việc góp phần đẩy lùi tín dụng đen. Cụ thể, NHNN sẽ hoàn thiện khung khổ pháp lí thông qua việc sửa đổi Thông tư về cho vay tiêu dùng của các Công ty Tài chính (CTTC) nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động của loại hình này để ngăn chặn tình trạng và nguy cơ mất an toàn và tiếp tay cho tín dụng đen hoạt động; đồng thời tăng cường vai trò trách nhiệm, quyền hạn của NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố. Khuyến khích các TCTD mở rộng mạng lưới hoạt động ở những nơi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của người dân; phát triển các sản phẩm cho vay tín dụng tiêu dùng lành mạnh, đặc biệt sản phẩm tín dụng trong sinh hoạt đối với các vùng công nghiệp, khu vực đông dân. NHNN nghiên cứu để đưa ra thực hiện gói tín dụng tiêu dùng cho người nghèo và các đối tượng chính sách để đề xuất sửa đổi, nâng mức cho vay, kéo dài thời gian cho vay phù hợp đáp ứng nhu cầu của người nghèo và các đối tượng chính sách.     Đồng thời, nắm sát hoạt động cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của các TCTD, đảm bảo hoạt động ngân hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương và nhu cầu tiêu dùng của người dân. Phối hợp với chính quyền địa phương các cấp triển khai có hiệu quả chương trình kết nối ngân hàng doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn.. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng sẽ phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ban, ngành có liên quan nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân nắm bắt đầy đủ thông tin về các chương trình chính sách tín dụng theo qui định của của pháp luật và chủ trương của nhà nước; đồng thời cảnh báo các thủ đoạn của các đối tượng, tổ chức cho vay nặng lãi cũng như những hệ lụy nặng nề mà tín dụng đen gây ra. Mặt khác, các TCTD cần tiếp tục quyết liệt triển khai mạnh mẽ chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn theo chủ trương và chính sách của NHNN và Chính phủ. Ngoài ra, ngành Ngân hàng sẽ cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động tín dụng, ngân hàng, cải tiến quy trình, thủ tục cho vay; mở rộng mạng lưới hoạt động . Đáng chú ý, người đứng đầu ngành Ngân hàng còn cho biết tiếp tục xem xét gia hạn nợ, điều chỉnh kì hạn trả nợ khi người dân gặp khó khăn do các nguyên nhân chính đáng chưa thể trả được nợ đúng hạn, giúp người dân tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, không phải đi vay nặng lãi từ các đối tượng cho vay tín dụng đen.   Quốc Thụy Theo Kinh tế & Tiêu dùng
  Ngày 12/3/2019 tại Tp.HCM, Thời báo Kinh tế Việt Nam chủ trì tổ chức Hội thảo Kinh tế Việt Nam thường niên - năm 2019 với chủ đề "Bứt phá từ những động lực tăng trưởng".   Đây là năm thứ 12 Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức Hội thảo Kinh tế Việt Nam thường niên (2008-2019). Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Thế Hào, Phó tổng biên tập thường trực Thời báo Kinh tế Việt Nam chia sẻ: Nhiều động lực quan trọng cho sự bứt phá đã được xác định, song, làm thế nào để biến các động lực đó trở thành những kết quả trên thực tế, thực sự không phải là điều dễ dàng. Theo đó, Hội thảo năm nay sẽ tập trung đề cập và bàn thảo những điều kiện căn bản thúc đẩy sự bứt phá của kinh tế Việt Nam năm 2019 và những năm tiếp theo. Phát biểu tại Hội thảo, chia sẻ về các cơ hội đột phá nhìn từ các hiệp định thương mại thế hệ mới, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu nhấn mạnh, để tận dụng hiệu quả các lợi thế cũng như các cơ hội mà hội nhập kinh tế mang lại, phát triển doanh nghiệp được Việt Nam xác định là một trong những trọng tâm cần thúc đẩy, đi kèm với đó là hoàn thiện thể chế cho các hoạt động này nhằm tạo ra các bứt phá phát triển từ cơ hội và vị thế mới đem lại. Với chủ đề "Bứt phá từ những động lực tăng trưởng", đại diện Lãnh đạo các bộ ngành cùng các chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp đã cùng nhau bàn thảo và đánh giá những quyết sách kinh tế quan trọng, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng.     Bên cạnh đó, các ý kiến chia sẻ cũng tập trung phân tích bước tiến dài của Việt Nam trên hành trình hội nhập, đặc biệt vị thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế tăng cường hợp tác, xúc tiến thương mại góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững. Phiên thảo luận về thị trường tài chính, tiền tệ, ngân hàng đã thu hút sự quan tâm đặc khi đề cập đến các nhóm vấn đề: quản trị minh bạch, hạn mức tín dụng 14%, vấn đề tăng vốn cho các ngân hàng thương mại và những yếu tố tác động từ bối cảnh thế giới và các chính sách phát triển của Việt Nam đến thị trường tài chính, tiền tệ trong nước. Phiên thảo luận về sức bật 2019 nhìn từ khu vực kinh tế tư nhân đã tiếp tục làm nóng không khí của Hội thảo khi các ý kiến thảo luận tập trung vào sự bứt tốc, tốc độ chuyển động và thay đổi của cơ chế chính sách tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân phát triển.   vneconomy.vn
  Sau 2 tháng "quan sát" diễn biến kinh tế-xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hạ dự báo tăng trưởng GDP quý 1/2019 xuống thấp hơn so với dự báo cách đây 3 tháng.   6,58% là con số dự báo tăng trưởng GDP quý 1/2019 được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra trong Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP và kinh tế-xã hội 2 tháng đầu năm 2019. Đối chiếu với kịch bản tăng trưởng lần 1 được chính cơ quan này xây dựng vào cuối tháng 11/2018, tốc độ tăng trưởng quý 1/2019 lần này thấp hơn cả tốc độ tăng trưởng của kịch bản theo phương án thấp (6,76%) được đưa ra trước đó. Điều này cho thấy cơ quan tham mưu của Chính phủ trong việc xây dựng các kịch bản tăng trưởng đã hạ bớt sự lạc quan về triển vọng tăng trưởng khi nền kinh tế đang có dấu hiệu giảm tốc. Một số "chỉ báo" về sức khoẻ của nền kinh tế không tăng trưởng như kỳ vọng. Chẳng hạn chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong 2 tháng đầụ năm tăng 9,2%, trong khi cùng kỳ năm trước tăng 13,7%. Số doanh nghiệp được thành lập mới cũng giảm 14,6%... Mặc dù tăng trưởng kinh tế quý 1/2019 dự báo giảm tốc song Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn lạc quan với mục tiêu tăng trưởng 6,6-6,8% đạt được cả năm 2019 khi ở cả hai kịch bản tăng trưởng thấp và cao, tốc độ tăng trưởng GDP các quý sau đều cao hơn quý 1/2019 (ngoại trừ quý 4/2019). Nhưng quý sau cao quý trước cũng đồng nghĩa với việc tăng trưởng từ sau quý 1/2019 trở nên áp lực hơn trước kia. Vì thế, cùng với việc xem xét cẩn trọng hơn những động lực quyết định tới tăng trưởng kinh tế 2019 để tạo ra "lực đẩy" giúp nền kinh tế tăng tốc và bứt phá, câu hỏi những động lực của năm 2018 sẽ tiếp tục "quán tính" sang năm 2019 và tiếp tục thể hiện vai trò dẫn dắt như thế nào, hay sẽ xuất hiện những động lực mới đã được đặt ra. Khi nhìn nhận về động lực tăng trưởng trong năm 2019, ông Dương Mạnh Hùng, Vụ trưởng Vụ Thống kê Tài khoản quốc gia, Tổng cục Thống kê, nhấn mạnh tới sự dịch chuyển động lực tăng trưởng tới khu vực miền Trung khi nơi này được bổ sung nhiều năng lực sản xuất mới. "Miền Trung với nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, luyện cốc gang thép Formosa sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế của năm 2019", ông Hùng nói. Ngoài ra, đó còn là động lực đến từ việc hoàn thành thêm 2,9 triệu m2 sàn xây dựng, nhà ở chung cư, nhà máy sản xuất hóa chất Đạm Cà Mau và việc có thêm nhiều năng lực mới sẽ được hoàn thành, đi vào sản xuất năm 2019. Ở góc độ khác, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, cho rằng dù có thêm những động lực tăng trưởng mới, tăng trưởng kinh tế năm 2019 của Việt Nam vẫn phải dựa trên những yếu tố nền tảng. "Bên cạnh sản xuất công nghiệp, chế biến, chế tạo, thì động lực tăng trưởng tới đây vẫn phải trông vào tiêu dùng của dân cư và xã hội, vào những động lực được tạo ra từ một môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, các hiệp định FTA đã được ký kết nhằm góp phần thu hút nguồn lực xã hội vào tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế", ông Lâm nói. Đặc biệt, ông Lâm nhấn mạnh tới việc đẩy mạnh tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới khi Việt Nam đã tận dụng tốt cơ hội để xuất khẩu nhóm hàng có thế mạnh của Việt Nam như da giày, dệt may, sản phẩm thuỷ sản trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung diễn ra gay gắt. "Trong năm 2019, các tổ chức quốc tế đưa ra dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu suy giảm. Đây sẽ là một thách thức đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhất là khi độ mở của nền kinh tế lến tới 200% GDP. Dù vậy, với chính sách Việt Nam trong những năm qua và các động lực từ FTA, tìm kiếm thị trường mới sẽ là một trong những giải pháp khắc phục cho kinh tế năm 2019", ông Lâm khẳng định. Trong khi đó, khi nhìn về động lực tăng trưởng của nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng động lực của nền kinh tế cần phải đến từ quá trình cải cách thể chế và hướng tới người dân và doanh nghiệp. Bởi theo Bộ trưởng Dũng, "mục tiêu tối thượng của cải cách phải vì người dân và doanh nghiệp". Theo hướng đó, quản trị nhà nước phải được cải thiện tốt hơn, minh bạch hơn, bớt khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, không còn tình trạng "trên nóng dưới lạnh" hay "trên trải thảm, dưới trải đinh". "Đặc biệt, trong bối cảnh CMCN 4.0, quản trị nhà nước phải gắn với sự dịch chuyển số để tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, rõ ràng, thúc đẩy mọi thành phần kinh tế cùng phát triển", ông Dũng khẳng định. Cập nhật Kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2019 theo các quý:     Phương án cao (%) Phương án thấp (%) Q1 Q2   Q3   Q4 Cả năm Q1 Q2   Q3   Q4 Cả năm GDP 6,58 6,77   7,13   6,70 6,80 6,58 6,55   6,89   6,40 6,60     ĐẶNG HƯƠNG  
  Đối tượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước là việc quản lý tài sản công, tài chính công, mở rộng đến đối tượng nộp thuế lại là không được, dứt khoát như vậy, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.   Sáng 11/3, mở đầu phiên họp thứ 32, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước. Lần sửa đổi này, Kiểm toán Nhà nước cho rằng cần quy định làm rõ đơn vị được kiểm toán hoặc đơn vị có liên quan để bao quát hết các tổ chức có hoạt động quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Theo đề xuất của Kiểm toán Nhà nước thì người nộp thuế, khai thác đất đai, tài nguyên, khoáng sản và những tổ chức khác có hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công... cũng sẽ nằm trong diện được kiểm toán. Bản chất của đề xuất này, theo cơ quan thẩm tra dự án luật (Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội) là mở rộng đơn vị được kiểm toán so với quy định của luật hiện hành. Chủ nhiệm Uỷ ban thẩm tra Nguyễn Đức Hải phân tích, theo quy định của Luật Quản lý thuế, khái niệm "người nộp thuế" bao gồm cả tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Do đó, việc mở rộng đối tượng kiểm toán sẽ có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, không chỉ các tổ chức mà còn cả hộ gia đình và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế đều thuộc diện đơn vị được kiểm toán. Điều này dẫn đến chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ với cơ quan quản lý thuế. Đồng thời, người nộp thuế chỉ góp phần tạo lập, không tham gia vào quy trình quản lý, sử dụng tài chính công nên chỉ có vai trò phối hợp cung cấp thông tin, ông Hải nói. Phần thảo luận, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng băn khoăn về tính khả thi về đề xuất mở rộng đối tượng kiểm toán. Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhận xét, hiện nay dù rất tích cực thì hoạt động kiểm toán cũng chưa bao bao phủ được hết các địa phương, nay dự thảo nói đối tượng là người nộp thuế, từ cá nhân, hộ gia đình, cơ quan, tập thể, hợp tác xã, trong quốc doanh, ngoài nhà nước thì rất rộng, liệu có khả thi không? Người nộp thuế là đối tượng chấp hành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định pháp luật về thuế chứ không phải đối tượng của Kiểm toán nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu quan điểm. Nếu mở rộng thì sẽ sinh ra nhiều hoạt động kiểm soát của các cơ quan đối với các hộ kinh doanh, Chủ tịch Quốc hội lưu ý. Cũng góp ý về đối tượng kiểm toán, Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cho rằng ghi thẳng vào dự thảo là "người nộp thuế" là rất rộng, trong khi ai cũng nói công việc thì quá tải, người không đủ. "Đối tượng nộp thuế gồm các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp tư nhân, đến cá nhân, kể cả cán bộ lãnh đạo, những người lương cao cũng là đối tượng nộp thuế. Tôi thấy nên cân nhắc chỗ này", Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nói. Hồi âm các góp ý, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc tiếp thu ý kiến của Thường vụ Quốc hội để có thể đưa các tổ chức nộp thuế vào phần các đơn vị liên quan chứ không đưa vào đối tượng kiểm toán nữa. "Chúng tôi chỉ kiểm tra cơ quan thuế, từ kiểm tra cơ quan thuế chúng tôi đánh giá một số đơn vị nộp thuế xem thử cơ quan thuế thực hiện có đúng chức năng, quyền hạn của mình hay không, có để sót nguồn thu hay không, từ đó chấn chỉnh. Cơ quan kiểm toán không phải đi kiểm toán thuế để xem có đụng chạm đến tất cả các doanh nghiệp và người dân nộp thuế và cũng không đủ lực lượng, quyền năng làm việc đó", ông Phớc trình bày. Kết thúc phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển yêu cầu đối tượng kiểm toán lần này không mở rộng so với quy định tại điều 4 của Luật Kiểm toán hiện hành là việc quản lý tài sản công, tài chính công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính công của đơn vị được kiểm toán. Không mở rộng mà chỉ làm rõ các tổ chức, cá nhân có liên quan khi tiến hành kiểm toán, Phó chủ tịch khẳng định. Ông Hiển cũng lưu ý có tài chính công thì có tài chính tư, nhưng tài chính tư không phải đối tượng của Kiểm toán Nhà nước. Song các vấn đề tài chính tư liên quan đến các hoạt động kiểm toán thì Kiểm toán Nhà nước có quyền được kiểm tra. Nhưng quy định đối tượng kiểm toán là người nộp thuế lại là không được, vì như thế quá rộng. Thường vụ nêu ý kiến dứt khoát như vậy, ông Hiển nhấn mạnh.   NGUYỄN LÊ
  Chính phủ yêu cầu các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước theo dõi sát diễn biến kinh tế trong nước và thế giới, vận dụng linh hoạt, sáng tạo, điều hành đồng bộ các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô, tiếp tục củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tạo thêm dư địa chính sách, tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế trước những biến động khó lường của tình hình thế giới, thúc đẩy tăng trưởng nhanh hơn.   Đó là những nội dung đáng chú ý của Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 2 vừa được Chính phủ ban hành. Cuối tháng 3 phải có kịch bản tăng trưởng Theo đó, Chính phủ yêu cầu từng bộ, ngành, địa phương kịp thời tháo gỡ khó khăn, tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh; chủ động ứng phó trước tác động bất lợi từ bên ngoài, biến nguy cơ, thách thức thành cơ hội; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; tập trung thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng của từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương. Rà soát, cập nhật kịch bản tăng trưởng năm 2019 của bộ, ngành mình theo từng quý, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ đưa ra thảo luận tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2019. Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, duy trì thanh khoản hợp lý; tiếp tục củng cố dự trữ ngoại hối nhà nước. Mở rộng tín dụng gắn với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng. Quan tâm phát triển các sản phẩm tín dụng phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng và tài chính vi mô, đáp ứng kịp thời nhu cầu chính đáng của người dân, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và hạn chế tín dụng đen. Bộ Tài chính tiếp tục điều hành chính sách tài khóa chặt chẽ; triển khai quyết liệt công tác thu ngân sách và các giải pháp chống thất thu ngân sách nhà nước, phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2019. Tập trung thực hiện các giải pháp phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán, dịch vụ tài chính, hỗ trợ doanh nghiệp huy động trực tiếp nguồn vốn với chi phí thấp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tăng cường phối hợp kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Giao Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp theo dõi và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về công tác phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư công, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công của bộ, cơ quan, địa phương mình quản lý. Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan tập trung triển khai các công việc, nhiệm vụ cần thiết theo kế hoạch hoạt động của Tiểu ban kinh tế - xã hội; làm tốt nhiệm vụ tổng kết, đánh giá việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và nghiên cứu chuẩn bị xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 và kế hoạch 5 năm 2021-2025. Cập nhật dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận Cũng tại Nghị quyết này, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án công nghiệp quy mô lớn; tập trung xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng, nhất là dự án lọc hóa dầu Bình Sơn, Long Sơn, Nghi Sơn, dự án nguồn điện Thái Bình 2, Vân Phong. Có giải pháp giảm dần tỷ lệ gia công, lắp ráp, tăng tỷ lệ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia các chương trình đổi mới công nghệ; tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện hiệu quả Hiệp định thương mại tự do CPTPP. Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải và UBND tỉnh Tiền Giang thường xuyên báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tiến độ triển khai dự án đường bộ cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, Mỹ Thuận - Cần Thơ; phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất phương án ngân sách nhà nước tham gia các dự án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm triển khai các dự án theo kế hoạch đề ra. Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan, báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đường bộ cao tốc, tiến độ chuẩn bị dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; khẩn trương hoàn thiện dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông. Khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ dự án ưu tiên một số tuyến của đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Tại Nghị quyết, Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ khẩn trương ban hành kết luận sau thanh tra, nhất là những vụ việc dư luận xã hội quan tâm. Tham mưu hiệu quả, giúp Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ tập trung xử lý một số vụ việc khiếu nại, tố cáo bức xúc, nổi cộm hiện nay.   BẢO QUYÊN
  Dưới đây là 3 lỗi sai lầm phổ biến mà nhiều nhà lãnh đạo thậm chí còn không nhận ra rằng mình đang mắc phải.   Dede Henley – nhà sáng lập Công ty tư vấn Henley Leadership Group (chuyên giúp các nhà lãnh đạo và các công ty/tổ chức xây dựng môi trường làm việc công bằng và đem lại năng suất cao) nhận định: "Là một nhà điều hành, bạn sẽ phải luôn cố gắng để tránh mắc phải các sai lầm. Nhưng để làm được điều đó, bạn phải biết được mình đang đi tìm kiếm điều gì. Chúng tôi phát hiện có 3 sai lầm mà các nhà điều hành rất thường xuyên mắc phải, trong khi rất nhiều những nhà lãnh đạo khác thậm chí còn không thèm “dè chừng” chúng". Trong một bài viết được đăng trên  Forbes , Dede Henley đặt vấn đề: Là một nhà lãnh đạo, bạn đã và đang mắc phải bao nhiêu trong số những sai lầm phổ biến dưới đây? Sai lầm thứ nhất: Cho rằng mình biết nhiều hơn những người khác Quan niệm cho rằng mình biết nhiều hơn người khác có thể đúng trong quá khứ, ở những thời điểm mà thị trường còn tương đối ổn định, và công ty bạn chưa tiến ra toàn cầu hoặc chưa xâm nhập vào các thị trường đa dạng hơn. Lúc đó, những cách tiếp cận cũ có thể vẫn hiệu quả.     Những nhà lãnh đạo có công tạo ra chiến lược hoạt động cốt lõi cho tổ chức thường tự cho rằng mình là những “bậc tiền bối khôn ngoan”. Một người ngồi ở vị trí lãnh đạo càng lâu càng dễ vướng vào "đường dây" suy luận này. Và đó chính là một trong những sai lầm phổ biến đối với một nhà lãnh đạo. Bạn cần phải biết đặt ra những câu hỏi tốt hơn. Và hãy ngưng việc nghĩ rằng mình đã biết câu trả lời. Bạn cần phải thu thập những hiểu biết từ việc học hỏi ở khách hàng, những cổ đông quan trọng và cả ở nhân viên. Bạn cần phải nhìn mọi việc dưới góc nhìn của người mới bắt đầu. Hãy nuôi dưỡng sự tò mò và tiếp thu sự mới mẻ của tất cả mọi thứ. Sai lầm thứ hai: Giữ cho mọi thứ trong vòng an toàn Một trong số những khách hàng của chúng tôi – một công ty dịch vụ tài chính – nổi tiếng với nhiều năm hoạt động trong vùng an toàn. Và đó chính là điều mà nhiều người mong muốn ở các nhà băng, vì chính khách hàng sẽ được hưởng lợi từ sự… bảo thủ đó. Nhưng ngành ngân hàng hiện tại đang thay đổi rất nhanh, với nhiều sự đột phá của công nghệ, nhiều công ty fintech đang nhảy vào để giành thị phần… Công ty này cần phải hành động nhanh hơn. Họ cần phải xác định những công ty/tổ chức nhỏ hơn nào sẽ có thể trở thành một đối thủ cạnh tranh tiềm năng của mình và thâu tóm lại, để có thể tiếp tục đứng vững trên thị trường. Vì thế, văn hóa bảo thủ từng giúp các công ty giảm thiểu được rủi ro, nhưng hiện tại, mọi thứ có vẻ như sẽ không luôn luôn như vậy nữa. Sai lầm thứ ba: Cho rằng mình phải hy sinh cuộc sống cá nhân để cống hiến cho công ty Sai lầm này được truyền lại từ những thế hệ xem sự hy sinh cho công ty như một cách để chứng minh lòng trung thành. Và tác động của nó chắc chắn vẫn còn in lại trong tâm trí của chúng ta. Đôi khi, bạn có cảm giác thật tuyệt vời khi dành trọn bản thân mình cho công việc. Nhưng điều đó nếu kéo dài qua nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm thì rất dễ dẫn đến tình trạng nghiện việc. Và nó không hề tốt cho chúng ta. Nó ảnh hưởng đến mối quan hệ với gia đình, đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe thể chất, tinh thần nói chung. Do đó, hãy xem xét để tìm ra cách cân bằng cuộc sống và công việc, để bạn vừa có thể chăm sóc tốt cho bản thân vừa cống hiến tốt hơn cho công việc.   BÍCH TRÂM
  Có một số hành động và thói quen mà chúng ta có thể rèn luyện để có thể nắm quyền kiểm soát nhiều hơn trong cách suy nghĩ và phản ứng của bản thân với các sự kiện bên ngoài.   Dù trong cuộc sống cá nhân hay trong công việc, sẽ có những khoảnh khắc chúng ta ước có thể được làm lại. Đó là khi ý tưởng về điều đúng đắn hơn chợt đến sau khi chúng ta đã đưa ra quyết định, khi chúng ta nhận ra lời nói hoặc hành động hoặc ngôn ngữ cơ thể của mình chưa được đúng mực… Làm sao để giảm thiểu tần suất xuất hiện của những khoảnh khắc này? Nhiều nghiên cứu trong khoa học thần kinh cho thấy, có một số hành động và thói quen mà chúng ta có thể rèn luyện để kiểm soát tốt hơn cách suy nghĩ và phản ứng của bản thân với các sự kiện bên ngoài. Chúng ta chỉ khai thác một phần rất nhỏ tiềm năng của não bộ. Hãy tưởng tượng, điều gì sẽ xảy ra nếu một người có thể khai thác nhiều hơn dù chỉ 5% năng lượng não của mình? Họ sẽ trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn, một nhà đàm phán thành công hơn hoặc một vận động viên giỏi hơn!   Doanh nhân, diễn giả Brent Gleeson.    Brent Gleeson - cựu binh đội đặc nhiệm Hải quân Mỹ Navy SEAL, nhà đồng sáng lập, CMO của Hãng digital marketing Internet Marketing cho rằng, nếu kiểm soát tốt hơn những suy nghĩ, cảm xúc và cách giao tiếp với người khác, chúng ta sẽ thu được nhiều kết quả khả quan hơn mong đợi. Điều này đặc biệt hữu ích đối với các nhà lãnh đạo trong quá trình điều hành công ty/tổ chức. Theo Brent Gleeson, sau đây là 4 thói quen đơn giản cần rèn luyện mỗi ngày để thay đổi cách suy nghĩ cũ và “cải thiện chất lượng” mọi thứ trong công việc và cuộc sống cá nhân của những nhà lãnh đạo nói riêng và tất cả mọi người nói chung: 1. Suy nghĩ tích cực Trong giai đoạn huấn luyện ban đầu của Navy SEAL, đồng hồ của tôi luôn báo thức vào lúc 4 giờ sáng. Trong vòng vài phút đầu tiên sau khi thức dậy, lúc nhìn chằm chằm lên trần nhà, tôi luôn bị một “làn sóng sợ hãi” tấn công, trước khi cảm giác mong chờ niềm vui xảy đến. Tôi thường cảm thấy nuối tiếc vì những cơ hội đã bị bỏ qua. Tôi nhận ra rằng, cách suy nghĩ và hành động vào những phút đầu tiên trong ngày có thể quyết định nhận thức của chúng ta về các sự kiện sẽ diễn ra, ví dụ như những tương tác với gia đình và đồng nghiệp. Chúng ta không có quyền kiểm soát những sự kiện nhưng hoàn toàn có quyền kiểm soát cách bản thân phản ứng với chúng. Nhà lãnh đạo cần nhớ rằng mỗi lời nói và hành động của họ đều bị “soi” và trở thành đề tài bàn tán của nhiều người, do đó, cần phải kiểm soát hành vi của mình nhiều hết mức có thể. Mỗi buổi sáng, hãy nhắc nhở bản thân rằng bạn sẽ phải trải qua rất nhiều kinh nghiệm khác nhau trong ngày và bạn có thể xác định cách mình nắm lấy những khoảnh khắc đó. Sự kỷ luật và thái độ tích cực chính là cách duy nhất để được tự do thật sự. Hãy tập trung một cách tích cực vào những điều bạn có thể kiểm soát và bỏ qua những điều bạn không thể. Hãy lãnh đạo bằng cách giúp nhân viên cũng có cái nhìn tích cực như vậy. 2. Kiểm soát hành động Nếu có thể kiểm soát phản ứng của mình, chúng ta sẽ có cơ hội tốt hơn trong việc hoạch định kết quả khi xử lý những tình huống khó khăn. Hãy tạm ngưng một chút trước khi đưa ra phản ứng với ai đó, để tự xem xét và đảm bảo rằng bạn đã nghĩ về việc phản ứng của mình có thể tác động đến người khác, đến kết quả của sự việc như thế nào. Việc này sẽ giúp giảm bớt những khoảnh khắc chúng ta muốn được “làm lại” và cho phép chúng ta suy nghĩ nhiều hơn về lời nói nói và hành động của mình. Nên nhớ rằng, văn hóa của tổ chức có thể được hình thành dựa trên những suy nghĩ và hành động của từng thành viên trong tổ chức đó. Và hơn ai hết, nhà lãnh đạo sẽ góp phần lớn trong việc thiết lập nên văn hóa này, dù họ có nhận ra hay không. 3. Tập trung vào những cơ hội Những nhà lãnh đạo có thái độ tích cực thường nhìn thấy cơ hội trong mọi tình huống. Bị mất một khách hàng lớn? Họ có thể tập trung nguồn lực để đầu tư vào những khách hàng tuyệt vời khác! Một trong những thành viên chủ chốt trong đội ngũ rời khỏi công ty/tổ chức? Những thành viên khác sẽ có cơ hội để được tỏa sáng! 4. Tự tạo ra tiềm năng Người thành công có xu hướng tìm kiếm những phương thức mới mẻ và khác biệt để “mở khóa” tiềm năng của bản thân. Điều này thường liên quan đến việc chấp nhận thực hiện những việc mang tính rủi ro, kiểm soát tốt nỗi sợ hãi và biến nó thành sức mạnh. Thỉnh thoảng, chúng ta cần phải nhìn lại và phân tích kết quả mình nhận được và so sánh chúng với kết quả mình từng mong đợi. Nhà lãnh đạo giỏi và những người thành công thường hiếm khi hài lòng với hiệu suất hiện tại.     BÍCH TRÂM